Cách đóng gói hàng dễ vỡ khi gửi bưu điện
Việc gửi hàng qua đường bưu điện hiện nay vô cùng tiện lợi, tuy nhiên với những mặt hàng dễ vỡ thì lại là mối lo của người bán và cả người mua hàng. Với việc nhận gửi vận chuyển qua nhiều khâu chắc chắn sẽ tác động và gây hư hỏng biến dạng hàng hóa. Vì thế hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đóng gói hàng dễ vỡ khi gửi bưu điện để hạn chế tối đa những thiệt hại cho hàng hóa bên trong khi đóng gói nhé.
Video Phân phối cuộn xốp nổ bọc hàng giá sỉ
Hình ảnh : xốp bóng khí bọc hàng
Cách đóng gói hàng hóa đối với hàng dễ vỡ
Những loại hàng hóa được làm từ thủy tinh, gốm sứ,linh kiện điện tử, thiết bị điện tử… là những loại hàng hóa có khả năng chịu lực kém, dễ bị vỡ trong quá trình vận chuyển bởi tác động của ngoại lực và cọ sát giữa chúng với nhau.
Hình ảnh : sử dụng xốp nổ quấn đồ gốm, sứ
Chính vì vậy, khi đóng gói hàng dễ vỡ chúng ta cẩn chuẩn bị những vật liệu có khả năng đàn hồi, chống sốc, chống va đập tốt để bọc và đựng loại sản phẩm này. Những thứ chúng ta cần chuẩn bị thường là giấy bọt khí, giấy bubble (loại màng xốp bóp nổ gần như quen thuộc với tất cả chúng ta), hộp carton, xốp foam, mút xốp,...và gần như được sử dụng nhiều nhất là màng xốp nổ và xốp foam.
Hình ảnh : sử dụng màng xốp foam quấn hàng
Hình ảnh : Cách đóng hàng dễ vỡ bằng xốp nổ
Bạn sử dụng màng xốp nổ hoặc xốp foam cắt lớn hơn so với kích thước hàng cần quấn, sau đó quấn xung quanh sản phẩm nhiều lớp, dùng băng keo quấn cuộn lại và xếp chúng vào thùng carton. Lưu ý thùng carton phải có kích thước vừa vặn với sản phẩm, không được quá chật hoặc có quá nhiều khoảng trống. Nếu thùng quá chật, những sản phẩm trong thùng sẽ tự tạo sức ép lên nhau. Nếu còn khoảng trống (đặc biệt là các góc thùng) và không có thùng carton nào hợp lý hơn thì phải sử dụng thêm màng xốp foam, mút xốp,... để chèn vào đáy thùng và những khoảng còn trống. Cuối cùng sử dụng băng dính để bọc xung quanh hộp, cố định hộp và hạn chế va đập.
Hình ảnh : gói bọc hàng hóa mỹ phẩm dễ vỡ bằng xốp nổ
Những lưu ý cần biết khi đóng gói hàng bưu điện
- Không sử dụng dây thừng, dây vải để buộc hàng, không sử dụng giấy, vải để đóng hàng. Các kiện hàng cần được cố định hoàn toàn bằng băng dính để đảm bảo hàng hóa không bị dịch chuyển khi vận chuyển.
- Vì mỗi kiện hàng cần phải có chỗ để dán bill (thông tin người gửi, người nhận) nên khi đóng gói cần chú ý để riêng một mặt nhẵn, phẳng để dán bill.
- Không dán các hóa đơn hoặc giấy tờ gì ngoài hóa đơn vận chuyển được đơn vị vận chuyển cung cấp. Tất cả giấy tờ phải để bên trong thùng trước khi đóng gói.
Hình ảnh : cách gói, đóng hàng gửi qua bưu điện
Những thông tin cần thiết để bạn có thể nắm được cách đóng gói hàng dễ vỡ khi gửi bưu điện đã được chúng tôi tổng hợp lại trong bài viết này. Chúng tôi rất hy vọng các bạn có thể áp dụng nó vào công việc của mình một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay, các đơn vị vận chuyển cũng cung cấp các dịch vụ đóng gói hàng hóa rất chuyên nghiệp, tuy nhiên để tiết kiệm chi phí thì bạn có thể tự thao tác đóng gói, vì những loại vật liệu này có giá thành khá rẻ, dễ thao tác và dễ dàng tìm mua trên thị trường. Khi có nhu cầu hoặc cần thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy LIÊN HỆ với chúng tôi ngay nhé!
Xem thêm